Bài viết chưa được phân loại

Chuyên ngành Tin học kinh tế

1. Mục tiêu đào tạo

  • Đào tạo cử nhân chuyên ngành Tin học kinh tế có phẩm chất chính trị vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luật, có đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt, nắm vững những kiến thức cơ bản về tin học, kinh tế, xã hội, quản trị kinh doanh. Có kiến thức chuyên môn sâu về tin học ứng dụng kinh tế, biết ứng dụng tin học trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức kinh tế xã hội, hoạt động có hiệu quả trong môi trường công nghệ-kinh tế với trình độ ứng dụng công nghệ vào kinh tế. Đáp ứng được các nhiệm vụ và yêu cầu phát triển đa dạng, nhanh chóng của ngành Hệ thống thông tin Kinh tế cũng như của nhiều ngành liên quan khác
  • Sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng thiết kế, xây dựng các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý, các tổ chức kinh tế và xã hội. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế đầu tư, kinh tế đối ngoại, lập dự án đầu tư, đánh giá và kiểm soát một dự án đầu tư. Nắm vững luật thương mại điện tử, luật kinh doanh. Xây dựng các hệ thông thông tin cho việc quản lý kinh tế và hành chính, dịch vụ. Tham gia, tổ chức quản lý thị trường chứng khoán, marketing,…Ứng dụng tin học vào việc quản lý kế toán, tài chính, tiền tệ, ngân hàng, thương mại điện tử, dự báo phát triển kinh tế-xã hội. Tham mưu tư vấn và có khả năng thực hiện nhiệm vụ với tư cách như là một chuyên viên ứng dụng CNTT trong quản lý kinh tế.
  • Sinh viên tốt nghiệp Hệ thống thông tin kinh tế làm việc ở các bộ phận tin học của các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước và tư nhân, các công ty phần mềm, các tổ chức kinh tế-xã hội.

2. Hình thức, thời gian đào tạo và văn bằng

  • Trình độ đào tạo:   Cử nhân Đại học
  • Ngành đào tạo:     Hệ thống thông tin Quản lý
  • Chuyên ngành:     Tin học Kinh tế
  • Loại hình đào tạo: Chính qui
  • Thời gian đào tạo: 4 năm
  • Khối lượng kiến thức toàn khoá: 134 tín chỉ (Bao gồm cả giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng)
  • Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Văn bằng: Cử nhân Tin học Kinh tế

3. Cấu trúc chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích luỹ                                                          134 tín chỉ

Trong đó:

– Kiến thức giáo dục đại cương                                                     37 tín chỉ

– Kiến thức cơ sở ngành                                                               44 tín chỉ

– Kiến thức chuyên ngành                                                             27 tín chỉ

– Kiến thức thực tập                                                                      10 tín chỉ

– Khoá luận tốt nghiệp                     &nb
sp;                                              8 tín chỉ

– Giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng                                  8 tín chỉ

 

4. Khung chương trình đào tạo

 

TT

Tên môn

Số TC

TH

1

Những NLCB của CN Mác Lê nin

5

 

2

Anh văn 1

3

 

3

Toán cao cấp 1

4

 

4

Địa lý kinh tế

3

 

5

Tin học đại cương

3

1

6

Giáo dục thể chất 1

1

 

7

Anh văn 2

3

 

8

Toán cao cấp 2

2

 

9

Pháp luật đại cương

2

 

10

Kinh tế vi mô

3

 

11

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

 

12

Marketing căn bản

2

 

13

Cơ sở lập trình

2

0.5

14

Phân vùng kinh tế

2

 

15

Giáo dục thể chất 2

1

 

16

Lý thuyết xác suất thống kê

3

 

17

Anh văn 3

2

 

18

Toán rời rạc

3

 

19

Kinh tế vĩ mô

2

 

20

Đường lối CM của Đảng CSVN

3

 

21

Giáo dục thể chất 3

1

 

22

Giáo dục quốc phòng

4

 

23

Anh văn chuyên ngành

3

 

24

Cơ sở dữ liệu quan hệ và công nghệ phân tích-thiết kế

2

0.5

25

Hệ điều hành và ứng dụng

2

 

26

Nguyên lý kế toán

3

 

27

Quản trị học

2

 

28

Cấu trúc dữ liệu và ứng dụng

2

0.5

29

Thực tập cơ sở

2

 

30

Giáo dục thể chất 4

1

 

31

Hệ thống thông tin quản lý

3

 

32

Lý thuyết hệ thống và điều khiển học

2

 

33

Mạng máy tính và ứng dụng

2

 

34

Nhập môn kỹ nghệ phần mềm

2

 

35

Phân tích dữ liệu và dự báo kinh tế

3

1

36

Quản trị và phát triển ứng dụng với SQL Server

2

0.5

37

Phát triển hệ hỗ trợ ra quyết định trong kinh tế

2

 

38

Kế toán máy

2

0.5

39

Thương mại điện tử

2

0.5

40

Phân tích chi phí lợi ích kinh tế vùng

2

 

41

Lập trình ứng dụng kinh tế

2

0.5

42

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

 

43

Phát triển hệ thống thông tin kinh tế

2

 

44

Thực tập chuyên ngành

3

 

45

Phát triển ứng dụng trong quản lý

2

0.5

46

Ứng dụng CNTT trong kinh tế

3

1

47

Quản lý dự án bằng Microsoft Project

2

0.5

48

Quản lý mua bán và chuỗi cung ứng

2

 

49

Các phương pháp xử lý thống kê kinh tế SPSS

2

0.5

50

Lý thuyết mô hình toán kinh tế

2

 

51

Chuyên đề 1

2

 

52

Chuyên đề 2

2

 

53

Thực tập tốt nghiệp

5

 

54

Tốt nghiệp (Luận văn/tín chỉ)

8

 

Tổng số tín chỉ:

134

 


 


 

Chia sẻ: