Giới thiệu về Khoa Hệ thống thông tin Kinh tế
Khoa Hệ thống Thông tin kinh tế được thành lập theo Quyết định số 802/QĐ-ĐHTN, ngày 11 tháng 08 năm 2011 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên trên cơ sở Bộ môn Hệ thống Thông tin kinh tế được thành lập theo Quyết định số 63/QĐ-TCCB ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên.
Lễ công bố Quyết định thành lập BM HTTT Kinh tế, ngày 22/01/2008
Lễ công bố Quyết định thành lập Khoa HTTT Kinh tế, ngày 11/08/2011
Giảng viên Khoa HTTT Kinh tế chụp ảnh lưu niệm
Giảng viên Khoa HTTT Kinh tế chụp ảnh lưu niệm
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
Khoa Hệ thống Thông tin kinh tế là đơn vị quản lý hành chính cơ sở của Trường. Cơ cấu của Khoa bao gồm: Ban Chủ nhiệm khoa, Hội đồng Khoa học khoa, các Bộ môn, các Phòng thí nghiệm. Khoa là đơn vị thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản lý trực tiếp đội ngũ cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên của Khoa. Khoa có các nhiệm vụ sau đây:
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, tổ chức thực hiện và quản lý quá trình đào tạo các ngành, chuyên ngành thuộc Khoa và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của Nhà trường;
2. Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, chủ động khai thác các dự án hợp tác trong và ngoài nước; theo dõi chỉ đạo việc thực hiện đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước và cấp Bộ, quản lý các đề tài cấp cơ sở và các đề tài nghiên cứu theo hợp đồng các dịch vụ khoa học; tổ chức công tác nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng sinh viên giỏi trong Khoa; tham gia công tác phát triển quy mô tuyển sinh, đào tạo;
3. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên thuộc Khoa; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đào tạo;
4. Tổ chức biên soạn và thẩm định giáo trình, tài liệu tham khảo các môn học trong chương trình đào tạo;
5. Hướng dẫn sinh viên năm cuối làm thủ tục đăng ký thi và làm khóa luận, đồ án tốt nghiệp; tổ chức thi, kiểm tra, chấm khóa luận, đồ án tốt nghiệp và đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên, học viên do Khoa đào tạo;
6. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các tài sản, thiết bị, vật tư được trang bị, mua sắm hoặc tiếp nhận từ các nguồn khác nhau theo những quy định chung của Nhà nước và những hướng dẫn cụ thể của Trường;
7. Thực hiện công tác quản lý học sinh, sinh viên và học viên (tiếp nhận, quản lý học tập, xét và cấp học bổng, khen thưởng, kỷ luật, cho thôi học, cho chuyển khoa, đánh giá quá trình rèn luyện tư cách đạo đức và chuyên môn của học sinh, sinh viên,…), đảm bảo an ninh chính trị và an ninh trật tự trong học sinh, sinh viên và học viên;
8. Tiến hành đánh giá định kỳ Cán bộ, Viên chức trong Khoa để phân loại trình độ, sắp xếp công việc nhằm đáp ứng yêu cầu cao về đào tạo và nghiên cứu khoa học.