Giới thiệu

NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1. GIỚI THIỆU CHUNG

– Thương mại điện tử (E-Commerce) là việc thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán thông qua các phương tiện điện tử. (Theo Liên Hợp Quốc – UN)

– Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận có thể hữu hình hoặc giao nhận quan internet dưới dạng số hoá. (Theo Tổ chức Thương mại thế giới – WTO).

– Ngành Thương mại Điện tử gồm 03 chuyên ngành:

1. Kinh doanh điện tử

2. Quản trị Thương mại điện tử

3. Quản trị tác nghiệp Thương mại điện tử

– Khối thi: A, A1, D1, C

– Thời gian đào tạo: 04 năm

– Bằng cấp: Cử nhân Thương mại điện tử

2. CÁC KHỐI KIẾN THỨC ĐƯỢC ĐÀO TẠO

a. Kiến thức khoa học tự nhiên 

Vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên vào giải quyết các bài toán thuộc ngành thương mại điện tử và đáp ứng yêu cầu học tập ở các trình độ cao.

b. Kiến thức khoa học xã hội

Hiểu biết lịch sử dân tộc, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội và công nghệ trên thế giới.

c. Kiến thức cơ sở ngành

– Hiểu biết về chính sách, pháp luậtthương mại điện tử; Nắm vững kiến thức về thương mại và quản trị kinh doanh, nhân lực, logistics,…

– Nắm vững kiến thức cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin, mạng máy tính và truyền thông; vận dụng công nghệ thông tin vào phân tích, thiết kế, cài đặt hệ thống Thương mại điện tử.

d. Kiến thức ngành

– Hiểu biết về nghiệp vụ thương mại, các mô hình kinh doanh điện tử, thanh toán điện tử, quy trình tác nghiệp Thương mại điện tử, an toàn và bảo mật trong giao dịch điện tử.

– Nắm vững kiến thức công nghệ thông tin và truyền thông vào xây dựng, triển khai, vận hành và phát triển các hệ thống Thương mại điện tử, Giao dịch điện tử.

3. KỸ NĂNG

– Vận dụng các chính sách giao dịch Thương mại điện tử trong nước và quốc tế vào các hoạt động kinh doanh điện tử của các doanh nghiệp.

– Có kỹ năng phân tích và dự báo hoạt động kinh doanh điện tử trong các doanh nghiệp.

– Tổ chức ứng dụng và phát triển các ứng dụng tin học vào các hoạt động giao dịch điện tử, marketing điện tử, kinh doanh điện tử, chứng thực và an toàn trong giao dịch điện tử;  Tổ chức dữ liệu và phát triển các hệ thống giao dịch điện tử, quản trị các sàn giao dịch điện tử.

b. Kỹ năng mềm

– Có kỹ năng, làm việc theo nhóm.

– Có kỹ năng thuyết trình, giao tiếp và đàm phán và quan hệ cộng đồng.

– Có kỹ năng làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ngành kinh tế, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy, sáng tạo.

– Giao tiếp Tiếng Anh ở mức độ tốt trong các tình huống giao tiếp xã hội và chuyên môn.

– Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, doanh nghiệp.

– Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập.

– Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

4. CƠ HỘI VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP:

– Cán bộ, nhân viên kinh doanh và kinh doanh điện tử
– Marketing trực tuyến
– Cán bộ, nhân viên quản trị cung ứng, kho hàng.
– Cán bộ, nhân viên Bộ phận thanh toán điện tử, kế toán, tài chính, ngân hàng …liên quan tới thương mại điện tử.
– Cán bộ, nhân viên phân tích, thiết kế và triển khai website thương mại điện tử.
– Quản trị dự án, Trưởng nhóm thương mại điện tử
– Lập trình viên, Quản trị Website của doanh nghiệp
– Cán bộ, giảng viên, giáo viên tại các trường Trung học, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học
– Cán bộ, chuyên viên tại các Trung tâm Thương mại điện tử, Trung tâm xúc tiến thương mại và Công nghệ thông tin các tỉnh thành phố, các cơ quan hành chính Nhà nước
– Cán bộ, chuyên viên nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu về kinh tế và công nghệ thông tin.

CƠ QUAN CÔNG TÁC

– Doanh nghiệp thương mại dịch vụ, đầu tư có ứng dụng thương mại điện tử

– Bộ phận purchasing, logistic tại các công ty liên doanh, công ty nước ngoài

– Các bộ phận Nghiên cứu và Phát triển (R&D) thương mại điện tử ở các tổ chức kinh tế, tổ chức phi lợi nhuận, các viện nghiên cứu, các trường trung học, trung cấp, cao đẳng, đại học, các viện nghiên cứu.

– Bộ phận Công nghệ thông tin, Cổng thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị Nhà nước.

– Các trang báo điện tử

– Các Trung tâm, Viện nghiên cứu

– Các trường Trung học, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học

– Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp khác,…

 5. Địa chỉ website khoa: https://eis.ictu.edu.vn/

     Địa chỉ Facebook chung https://www.facebook.com/NganhThuongmaidientu

Chia sẻ: